GIÁO DỤC TINHTHANH, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

     I. THÀNH TỰU NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hà Nội TRONG 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN:

Giáo dục và Đào tạo Hà Nội luôn phát triển không ngừng với truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tích cực đổi mới. Nhờ vậy, luôn là ngọn cờ đầu của cả nước, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giúp thành phố ngày một phát triển, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số thành tựu nổi bật là:

–       Đảm bảo chỗ học cho con em nhân dân thành phố.

–       Sớm xác định mục tiêu hội nhập quốc tế, thực hiện mô hình trường học tiên tiến và dạy tiếng Anh trong trường Tiểu học. Mục tiêu là học sinh thành phố đạt trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế.

–       Phong trào đổi mới phương pháp dạy – học, dạy học hướng vào cá nhân học sinh, đề cao dạy phương pháp tự học, tăng cường tính chủ động cho học sinh, phong trào học sinh nghiên cứu khoa học phát triển mạnh.

–       Hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường. Số lượng học sinh các nước đến giao lưu với học sinh thành phố và ngược lại mỗi năm đều tăng. Các trường cũng ký kết hợp tác đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều nước. Các chương trình đào tạo quốc tế thu hút ngày càng đông học sinh, sinh viên tham gia.

II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI:

1.     Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo

– Tiếp tục phân cấp quản lý giáo dục, mạnh mẽ giao quyền tự chủ cho các đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát.

– Sử dụng hệ thống kiểm định chất lượng quốc tế để kiểm định chất lượng đào tạo các chương trình tiên tiến; trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, giáo viên và học sinh.

2.     Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo

– Nhân rộng các gương điển hình trong đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên.

– Đẩy mạnh xây dựng CSVC trường lớp; trang thiết bị hiện đại.

– Đẩy mạnh giáo dục ngoại khóa, lồng ghép, tích hợp các môn xã hội, học ở môi trường thiên nhiên, địa danh lịch sử, văn hóa thành phố; gắn chặt lý thuyết với thực hành, ứng dụng thực tiễn tại địa phương.

– Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ; tăng cường quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn trường học.

– Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hướng dẫn phương pháp tự học, nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế.

– Tiếp tục thực hiện hiệu quả “Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh”

– Đổi mới tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng nhu cầu đổi mới nhà trường theo hướng tiên tiến, hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế.

3.     Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

– Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

– Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên thành phố, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên các cấp.

– Tham mưu một số chính sách đặc thù cho đội ngũ.

– Tạo điều kiện để các nhà giáo, chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường học trên địa bàn thành phố.